Bảo trì điều hòa tủ đứng đặt sàn

Để đảm bảo sự bền bỉ và chất lượng vận hành tốt nhất, các thiết bị nói chung, điều hoà tủ đứng đặt sàn nói riêng cần được bảo trì định kỳ. Bởi lẽ  trong quá trình hoạt động dài, các bộ phận: gas, cục nóng, cục lạnh… cũng sẽ bị hao mòn. Vậy bảo trì điều hoà là gì? Bao lâu cần bảo dưỡng điều hoà? Câu trả lời sẽ có qua bài viết dưới đây!

Bảo trì 

 Bảo trì – Maintenance, theo định nghĩa của từ điển là sự bảo vệ, duy trì và gìn. Thuật ngữ này được sử dụng trong môi trường kỹ thuật máy móc lại mang nghĩa là tất cả những hoạt động bao gồm: kiểm tra và đánh giá chất lượng từng chức năng từ đó đưa ra các phương án sửa chữa, thay thế các linh kiện, thiết bị, máy móc cùng các cơ sở vật chất ngay khi gặp sự cố.

Bảo trì định kỳ mang lại rất nhiều lợi ích, không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn bảo vệ sức khỏe cho người dùng. Điều hoà được vệ sinh sạch giúp tiết kiệm điện năng khá nhiều. Đồng thời bảo trì, bảo dưỡng vệ sinh máy giúp kịp thời khắc phục lỗi có thể xảy ra đảm bảo hoạt động liền mạch, tiết kiệm chi phí sửa chữa và thay mới thiết bị.

Xem thêm: Bảo trì điều hòa âm trần nối ông gió

bảo tri dieu hoa tu dung dat san2

Bảo trì điều hoà tủ đứng đặt sàn nên tiến hành khi nào?

Vẫn còn khá nhiều người có thói quen chỉ khi điều hoà gặp vấn đề mới tiến hành sửa chữa. Nếu bạn cũng đang nằm trong số này cần thay đổi thói quen ngay từ hôm nay. Việc bảo trì định kỳ giúp loại bỏ nhanh sự cố đột ngột dừng hoạt động. 

Tham khảo các khuyến cáo từ các đơn vị sản xuất về thời gian cần bảo trì/ bảo dưỡng. Bên cạnh đó cần căn cứ thêm về thời gian và công suất sử dụng: thường xuyên sử dụng với công suất lớn hay sử dụng không thường xuyên? Thông thường, để điều hoà tủ đứng đặt sàn hoạt động ổn định bạn nên bảo trì và vệ sinh máy khoảng 3-4 tháng/ lần. Trường hợp sử dụng nhiều, môi trường bụi bẩn, thời gian tốt nhất để bảo trì là 2-3 tháng. Riêng đối với các cơ sở, xí nghiệp sản xuất lớn nên kiểm tra và vệ sinh tổng thể khoảng 1 tháng/ lần.

Ngoài ra, khi điều hoà của bạn xuất hiện một số dấu hiệu dưới đây:

+ Hoạt động của điều hoà yếu, vận hành không đúng công suất. 

+ Điều hoà kêu to, có thể nghe rõ ở cả dàn nóng và dàn lạnh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do bụi bẩn bám nhiều ở motor và cánh quạt. Cũng có trường hợp do mặt nạ lắp không được khớp

+ Thiếu ga dẫn đến tình trạng điều hoà hoạt động thất thường, không mát.

+ Dàn lạnh của điều hoà bị chảy nước. Đây là hệ quả của việc thiếu gas, bám tuyết ở dàn lạnh hoặc nghẽn đường ống thoát nước do có quá nhiều bụi bẩn

+ Điều hòa chạy tốn điện hơn so với bình thường

Xem thêm: Hướng dẫn bảo trì thông minh cho nhà máy sản xuất

bao tri dieu hoa tu dung dat san

Các bước vệ sinh điều hoà tủ đứng đặt sàn

Việc vệ sinh điều hoà cũng cần tiến hành theo đúng quy trình. Việc triển khai tuần tự các bước giúp xác định nhanh chóng các công việc cần làm, tiết kiệm thời gian và không bỏ lỡ bất cứ chi tiết nào. Yếu tố này giúp đảm bảo toàn bộ các chi tiết, bộ phận của điều hoà (dù nhỏ nhất) đều được kiểm tra, làm sạch.

Thông thường, vệ sinh điều hoà tủ đứng đặt sàn sẽ tuân theo các bước sau:

Dàn lạnh

  • Kiểm tra và đánh giá tình trạng máy trước khi tiến hành vệ sinh. Nhờ vậy có thể nắm được hoạt động của máy: độ ồn? lỗi phát sinh sau khi vệ sinh máy
  • Ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong suốt quá trình bảo trì
  • Tháo và kiểm tra mặt nạ, lưới lọc và phần che chắn bo mạch. Tiến hành vệ sinh các chi tiết này bằng máy bảo dưỡng chuyên dụng. Đây được coi là một trong số những bộ phận bám bụi nhiều nhất nên cần được làm sạch kỹ lưỡng.
  • Tiến hành lau khô các chi tiết quạt dàn lạnh, mặt nạ trước khi lắp  vào để không ảnh hưởng đến các bộ phận của máy khi hoạt động
  • Cuối cùng, vệ sinh sàn nhà và các khu vực xung quanh máy lạnh

 Xem thêm: Quy trình bảo trì tủ điều khiển

Dàn nóng

Việc vệ sinh dàn nóng cũng diễn ra tương tự như việc vệ sinh dàn lạnh.

  • Tiến hành tháo dỡ các tấm mặt lạ dàn nóng
  • Để tránh tác động vào bên trong gây ảnh hưởng đến hoạt động cần che chắn cẩn thận mạch điện dàn nóng, bo mạch
  • Lau rửa sạch sẽ các bộ phận bám bụi bẩn như: mặt nạ, dàn ngưng tụ, xung quanh và đáy máy
  • Xịt rửa sạch sẽ toàn bộ xung quanh dàn nóng
  • Lau khô tấm mặt nạ và lắp đặt vào đúng vị trí ban đầu
  • Kiểm tra một lần nữa ga, nạp ga nếu cần thiết
  • Kiểm tra một lần nữa toàn bộ hoạt động của máy, đảm bảo quá trình này diễn ra bình thường, đúng với tiêu chuẩn

Một số lưu ý khi bảo trì điều hoà tủ đứng đặt sàn

Việc bảo trì không quá khó, tuy vậy cần lưu ý một số điều:

  • Cần tránh tối đa việc tác động làm giàn nóng bị bóp méo, biến dạng. Trường hợp lỡ làm biến dạng các lá nhôm cần nhanh chóng chỉnh lại trạng thái ban đầu, nhẹ tay tránh làm thủng các ống môi chất bên trong các lá nhôm
  • Sử dụng lực phun nước phù hợp, tránh xịt gần những vị trí có bảng mạch. Vì khi xịt gần có thể sẽ khiến nước bắn vào trong hộp đựng bo dẫn đến hư bo
  • An toàn với người vệ sinh bảo trì máy cũng cần được lưu tâm. Hãy chắc chắn rằng người triển khai bảo trì nắm rõ các quy tắc về an toàn lao động cũng như các công đoạn cần trong suốt quá trình bảo trì.

Tốt nhất bạn nên thuê một đơn vị bảo trì, bảo dưỡng uy tín và năng lực. Điều này không chỉ giúp đảm bảo an toàn đồng thời còn giúp bạn tiết kiệm được phần lớn thời gian, tránh những hỏng hóc, sai lầm không đáng có.

INTECH với nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn, cung cấp, lắp đặt và bảo trì/ bảo dưỡng các thiết bị điều hoà luôn là điểm đến tin cậy của các khách hàng hiện nay. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất với mức giá ưu đãi nhất thị trường.

Bất cứ khi nào bạn cần, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ!