Bảo trì là gì? Bảo dưỡng là gì?

Sự phát triển về công nghệ, phương thức sản xuất kéo theo một loạt các máy móc, thiết bị ra đời. Các thiết bị ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực sản xuất, đời sống. Để đảm bảo hiệu suất và chất lượng các thiết bị này cần được bảo trì và bảo dưỡng thường xuyên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết những khái niệm và kiến thức xung quanh bảo trì là gì? bảo dưỡng là gì?

bảo trì là gì?

Bảo trì là gì? 

1. Vì sao cần bảo trì, bảo dưỡng

Trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết từng khái niệm cần tìm hiểu một chút về lợi ích mang lại từ các hoạt động này. Không chỉ con người, đối với bất kỳ một loại máy móc nào (dù nhỏ bé hay cồng kềnh) trải qua một thời gian vận hành, hoạt động đều nảy sinh những vấn đề kỹ thuật ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất và tính ổn định của thiết bị. Việc cần làm của chúng ta là phải sửa chữa, bảo dưỡng.

Thông thường khi mua bất kỳ một sản phẩm nào, các thương hiệu/nhà sản xuất thường sẽ đưa ra những khuyến cáo về thời gian bảo dưỡng định kỳ, những lưu ý nhằm duy trì hoạt động và tuổi thọ tốt nhất.

Ngoài những yếu tố kể trên, hoạt động bảo trì bảo dưỡng còn giúp nâng cao tuổi thọ, giá trị sử dụng của các loại máy móc và trang thiết bị. Đồng thời đáp ứng nhanh các tiêu chí, đảm bảo hiệu quả của các loại thiết bị máy móc công nghiệp.

Ngày nay bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng từ chi tiết đến tổng thể đối với tất cả các loại máy móc/ thiết bị hoặc công trình. Tùy thuộc vào nhu cầu, độ khó mà chi phí cho các dịch vụ này lại khác nhau ở mỗi đơn vị.

Vì sao cần bảo trì bảo dưỡng

Vì sao cần phải bảo trì, bảo dưỡng?

2. Bảo trì là gì?

Rất nhiều người khi nhắc về bảo trì thường nhìn nhận không đầy đủ rằng đối tượng cần được bảo trì được đề cập đến ở đây chỉ bao gồm các loại máy móc thiết bị sản xuất. Cách hiểu như vậy không sai nhưng vẫn thiếu! Bảo trì hiểu một cách toàn diện phải bao gồm cả nhà kho, nhà xưởng, máy móc liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối tượng được bảo trì ở đây gồm tất cả: máy móc, thiết bị sản xuất, điều hòa, hệ thống điện nước, thang máy, nhà xưởng, cơ sở vật chất…

Việc bảo trì cũng được phân loại thành:

  • Bảo trì khẩn cấp: trường hợp phát sinh khi xảy ra lỗi
  • Bảo trì không kế hoạch
  • Bảo trì phục hồi

3. Bảo dưỡng là gì?

Bảo dưỡng là quá trình thực hiện các tác vụ giúp bảo tồn năng suất của thiết bị, đảm bảo tính liên tục và chất lượng sản xuất. Tương tự như hoạt động bảo trì, bảo dưỡng cần được tiến hành theo định kỳ trong suốt toàn bộ sử dụng của máy móc thiết bị. Một hoạt động bảo dưỡng được cho là tốt khi nó đảm bảo đạt được mức hoạt động của máy móc thiết bị ở mức tối ưu tổng quát.

Phân biệt bảo trì và bảo dưỡng

Phân biệt bảo trì và bảo dưỡng

4. Quy trình bảo trì bảo dưỡng

Với tư cách người dùng, bạn cần chủ động lên kế hoạch bảo trì và bảo dưỡng định kỳ. Tùy thuộc vào từng loại máy, theo yêu cầu của nhà sản xuất và căn cứ trên tình trạng máy móc thiết bị. Cụ thể:

Bước 1:  Xác định và đánh giá tình trạng thiết bị, mức độ hư hỏng (nếu có), vị trí đặt thiết bị máy móc…. Tiếp đó là nội dung bảo trì và giám sát hoạt động máy móc.

Bước 2:  Phiếu đề xuất hoặc xác nhận bảo dưỡng, bảo trì máy móc

Phiếu đề xuất này sẽ bao gồm phần xác nhận mức độ hư hỏng, tính khẩn cấp và những đề xuất để đưa ra các phương án giải quyết giúp đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định

Bước 3: Đề xuất phương án sửa chữa, thay thế

Bước này khá quan trọng, đôi khi bước 2 và 3 gộp làm một. Với nhiều đơn vị chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo dưỡng bảo trì, việc đầu tiên họ nghĩ đến là tìm kiếm một đơn vị triển khai uy tín. Bằng kinh nghiệm và năng lực, các đơn vị này dễ dàng đưa ra các phương án giải quyết hợp lý, tối ưu nhất.

Các đơn vị này sẽ hỗ trợ bạn lập phương án bảo trì bảo dưỡng hợp lý, giúp tiết kiệm chi phí, đảm bảo tiến độ và thời gian phục vụ nhu cầu sản xuất.

Bước 4: Kiểm tra và nghiệm thu toàn bộ quy trình

Kiểm tra và đánh giá lại là bước cuối của toàn bộ quy trình bảo trì bảo dưỡng. Đây là bước khá quan trọng cần lưu ý vì nó là kết quả của toàn bộ các bước trên, đảm bảo rằng việc bảo trì bảo dưỡng là đúng đắn và mang lại hiệu quả.

Khắc phục và xử lý nhanh các trường hợp sự cố kỹ thuật nảy sinh trong toàn bộ quá trình, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo vận hành bình thường của hệ thống.

Quy trình bảo trì bảo dưỡng

Quy trình bảo trì bảo dưỡng

Qua những nội dung đã đề cập trên đây, mỗi người dùng cần xác định bảo trì bảo dưỡng không còn đóng vai trò thứ yếu mà là một phần quan trọng và gắn kết với hoạt động sản xuất. Việc đặt bảo dưỡng dưới sự kiểm soát của sản xuất dường như không mấy phù hợp. Doanh nghiệp cần đặt hoạt động bảo dưỡng ngang hàng với sản xuất giúp kết nối, nâng cao hiệu quả kiểm soát cơ sở vật chất và thiết bị sản xuất.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích, góp phần giải đáp cho bạn đọc câu hỏi liên quan đến bảo trì và bảo dưỡng. Trường hợp quý khách hàng có nhu cầu bảo trì bảo dưỡng nhà máy, thiết bị công nghiệp điều hòa,vui lòng liên hệ với chúng tôi – INTECH để được tư vấn và hỗ trợ.

INTECH cam kết mang đến cho tất cả khách hàng sự hài lòng tuyệt đối,  dịch vụ tốt nhất, cùng mức giá cạnh tranh nhất trên thị trường. Hãy để chúng tôi được đồng hành cùng bạn trong mỗi công trình!