Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ, bên cạnh việc thực thi vận hành hệ thống, hoạt động bảo trì cũng đóng vai trò then chốt, góp phần đảm bảo hoạt động sản xuất ổn định, an toàn và hiệu quả. Vậy bảo trì công nghiệp là gì và hiện nay có những phương pháp bảo trì công nghiệp nào phổ biến? Hãy cùng INTECH Service tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Bảo trì công nghiệp là gì?
Theo định nghĩa từ Wikipedia, bảo trì được định nghĩa là các hoạt động liên quan đến việc kiểm tra chức năng, bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế các thiết bị, thiết bị, máy móc, cơ sở hạ tầng tòa nhà và các tiện ích hỗ trợ trong các công trình công nghiệp, kinh doanh và dân dụng. Đối tượng của bảo trì công nghiệp bao gồm tất cả các thiết bị, máy móc, hệ thống và các cơ sở hạ tầng khác trong nhà máy/xưởng sản xuất.
Đây chính là quá trình đảm bảo máy móc, thiết bị và cơ sở vật chất trong các nhà máy hoạt động ổn định, tối ưu, giảm thiểu sự cố xảy ra làm gián đoạn sản xuất.
Lợi ích khi bảo trì công nghiệp đúng phương pháp và kịp thời
- Vượt qua các kỳ thẩm định ISO, GMP, HACCP một cách dễ dàng
- Làm chủ tình hình, hạn chế hỏng hóc cơ sở vật chất
- Phát hiện và sửa chữa kịp thời lỗi trong thời gian vận hành
- Hạn chế gián đoạn sản xuất gây thiệt hại kinh tế
- Tối ưu công suất, sản lượng của nhà máy
- Hạn chế lỗi NG trên sản phẩm đầu ra của nhà máy, đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn đồng đều
- Tiết kiệm tối đa chi phí sửa chữa và kéo dài tuổi thọ cho hệ thống
- Bảo đảm an toàn sản xuất, an toàn lao động cho cán bộ nhân viên
Phân loại các phương pháp bảo trì công nghiệp phổ biến nhất
Bảo trì phục hồi
Bảo trì phục hồi (tiếng Anh: Corrective Maintenance), hay còn gọi là bảo trì khắc phục, là một loại hình bảo trì được thực hiện sau khi thiết bị hoặc hệ thống đã bị hỏng hóc hoặc gặp sự cố. Mục đích của bảo trì phục hồi là sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận bị hỏng để khôi phục chức năng hoạt động của thiết bị hoặc hệ thống.
Ưu điểm của bảo trì phục hồi:
Đơn giản và dễ thực hiện: Bảo trì phục hồi không đòi hỏi nhiều kỹ thuật hay chuyên môn cao. Phương pháp này cũng không cần đầu tư nhiều vào trang thiết bị hay công nghệ tiên tiến.
Tiết kiệm chi phí ban đầu: So với các phương pháp bảo trì tiên tiến khác, bảo trì phục hồi thường có chi phí ban đầu thấp hơn. Doanh nghiệp không cần đầu tư nhiều vào các thiết bị giám sát hay phần mềm phân tích dữ liệu.
Linh hoạt: Bảo trì phục hồi có thể được thực hiện bất cứ khi nào thiết bị hỏng hóc, mà không cần phải lên kế hoạch trước. Phương pháp này phù hợp với các trường hợp khẩn cấp hoặc khi doanh nghiệp không có đủ nguồn lực để thực hiện các biện pháp bảo trì tiên tiến hơn.
Nhược điểm của bảo trì phục hồi:
Chi phí sửa chữa cao: Việc sửa chữa thiết bị sau khi hỏng hóc thường tốn kém hơn nhiều so với bảo trì dự phòng. Chi phí thay thế phụ tùng, nhân công sửa chữa, và thời gian sửa chữa sẽ ảnh hưởng đáng kể đến ngân sách của doanh nghiệp.
Ảnh hưởng đến sản xuất: Khi thiết bị hỏng hóc, dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động, dẫn đến thất thoát doanh thu, lãng phí nguyên vật liệu, và tăng chi phí sản xuất.
Gây khó khăn cho việc quản lý chi phí và dự trù ngân sách: Doanh nghiệp khó khăn trong việc dự trù chi phí bảo trì và sửa chữa do hỏng hóc thiết bị có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Bảo trì phòng ngừa
Bảo trì phòng ngừa (tiếng Anh: Preventive Maintenance) là một phương pháp bảo trì chủ động, nhằm ngăn ngừa sự cố xảy ra cho máy móc, thiết bị trước khi chúng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.
Thay vì chờ đợi đến khi máy móc hư hỏng mới sửa chữa, bảo trì phòng ngừa tập trung vào việc phát hiện sớm các dấu hiệu hư hỏng tiềm ẩn và xử lý kịp thời để tránh gián đoạn hoạt động và tiết kiệm chi phí sửa chữa.
Ưu điểm của bảo trì phòng ngừa:
- Giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động do hỏng hóc: Bảo trì phòng ngừa giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và khắc phục trước khi chúng dẫn đến sự cố, từ đó giảm thiểu thời gian máy móc, thiết bị ngừng hoạt động, tối ưu hóa năng suất sản xuất.
- Tiết kiệm chi phí sửa chữa: Việc phát hiện sớm hư hỏng tiềm ẩn giúp sửa chữa kịp thời, tránh để hư hỏng nặng mới sửa chữa, từ đó tiết kiệm chi phí sửa chữa.
- Kéo dài tuổi thọ máy móc: Việc bảo trì định kỳ giúp máy móc hoạt động bền bỉ hơn, tăng tuổi thọ sử dụng, giảm thiểu chi phí đầu tư thay thế máy móc mới.
- Tăng năng lực sản xuất: Việc duy trì máy móc trong tình trạng hoạt động tốt giúp nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Cải thiện chất lượng sản phẩm: Bảo trì phòng ngừa giúp đảm bảo máy móc hoạt động chính xác, ổn định, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tỷ lệ sản phẩm lỗi.
- Nâng cao mức độ tin cậy của doanh nghiệp: Việc đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định, giảm thiểu thời gian dừng máy, doanh nghiệp chủ động trong công tác vận hành sản xuất – kinh doanh, nâng cao hiệu quả, uy tín trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Nhược điểm của bảo trì phòng ngừa:
- Ngân sách cao, tốn kém chi phí trong giai đoạn đầu: Chi phí triển khai ban đầu để thực hiện bảo trì phòng ngừa chắc chắn cao hơn so với các phương pháp khác do doanh nghiệp cần đầu tư vào các công cụ và thiết bị mới nhất để thực hiện công việc bảo trì, do đó chắc chắn sẽ làm tăng chi phí kinh doanh tổng thể.
- Cần nhiều tài nguyên, nhân lực hơn: Bảo trì phòng ngừa đòi hỏi nhiều nhân công bảo trì hơn do phải kiểm tra thường xuyên
Bảo trì dự đoán
Bảo trì dự đoán (tiếng Anh: Predictive Maintenance), là một chiến lược bảo trì chủ động sử dụng các công nghệ tiên tiến như cảm biến, phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo để dự đoán thời điểm máy móc, thiết bị có thể xảy ra hỏng hóc trước khi sự cố xảy ra.
Bằng cách biết khi nào một bộ phận nào đó sẽ hỏng, người quản lý bảo trì chỉ có thể lên kế hoạch bảo trì khi nó thực sự cần thiết, đồng thời tránh bảo dưỡng quá mức và ngăn ngừa sự cố thiết bị không mong muốn.
Ưu điểm của bảo trì dự đoán:
- Ngăn ngừa sự cố một cách chủ động: Điểm khác biệt then chốt của bảo trì dự đoán nằm ở khả năng dự đoán chính xác thời điểm máy móc, thiết bị có nguy cơ hỏng hóc, từ đó chủ động lập kế hoạch bảo trì phù hợp với tình trạng của doanh nghiệp.
- Tối ưu hóa tài nguyên, tiết kiệm chi phí: Doanh nghiệp chỉ tập trung bảo trì khi thực sự cần thiết, tránh lãng phí nguồn lực, vật tư và thời gian cho các hoạt động bảo trì định kỳ không hiệu quả.
- Độ chính xác cao: Bảo trì dự đoán sử dụng dữ liệu thu thập được để dự đoán thời điểm cần bảo trì, do đó đưa ra được các kết quả có độ chính xác cao hơn so với các phương pháp khác.
- Tính linh hoạt: Bảo trì dự đoán cho phép doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch bảo trì dựa trên dữ liệu thu thập được, từ đó linh hoạt hơn trong việc quản lý hoạt động bảo trì.
Nhược điểm của bảo trì dự đoán:
- Chi phí đầu tư ban đầu cao: Việc triển khai hệ thống bảo trì dự đoán đòi hỏi đầu tư ban đầu cao cho phần cứng, phần mềm, đào tạo nhân viên và thiết lập cơ sở hạ tầng cần thiết.
- Tính phụ thuộc vào dữ liệu: Hiệu quả của bảo trì dự đoán phụ thuộc rất lớn vào chất lượng và độ chính xác của dữ liệu thu thập được từ các cảm biến và thiết bị giám sát. Dữ liệu không đầy đủ, không chính xác hoặc không nhất quán có thể dẫn đến chẩn đoán sai lệch và dự đoán không hiệu quả, ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch bảo trì và gây ra rủi ro tiềm ẩn.
- Khả năng áp dụng hạn chế: Bảo trì dự đoán không hiệu quả với tất cả các loại thiết bị và máy móc. Một số thiết bị cũ hoặc đơn giản có thể không có khả năng lắp đặt cảm biến hoặc thu thập dữ liệu đầy đủ để áp dụng phương pháp này.
Đơn vị cung cấp dịch vụ bảo trì công nghiệp uy tín, chuyên nghiệp
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo trì công nghiệp, đã triển khai hàng loạt dự án lớn cho các nhà máy, nhà xưởng cùng đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên chuyên môn cao, INTECH Service cam kết đem đến dịch vụ bảo trì công nghiệp uy tín, chuyên nghiệp với chất lượng tốt nhất và giá cả hợp lý, tối ưu nhất cho khách hàng. Liên hệ INTECH Service ngay hôm nay để nhận được tư vấn sớm nhất!