Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống HVAC

Bất kể bạn tiến hành thêm hay rút gọn các bước triển khai cũng đều phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn thiết kế hệ thống HVAC. Bao gồm: 

  • Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống điều hoà và thông gió TCVN 5687-2010. Tiêu chuẩn này phổ biến và thường được sử dụng nhất hiện nay. Tuân thủ theo các quy chuẩn này giúp triển khai nhanh chóng, đồng bộ.
  • Tiêu chuẩn cấp gió tươi ASHRAE 62.1-2010, áp dụng theo bộ tiêu chuẩn của mỹ về thông gió. Bộ tiêu chuẩn này cho bạn biết tiêu chuẩn cấp khí tươi/ người là bao nhiêu? Cho căn phòng là bao nhiêu?
tieu chuan thiet ke he thong HVAC
  • Tiêu chuẩn tăng áp hút khói BS EN 1201-6-2005. Đây là bộ tiêu chuẩn về thiết kế hệ thống tăng áp hút khói của Anh. Ngoài ra, bộ tiêu chuẩn này còn đưa ra bộ công thức rõ ràng liên quan đến việc tính van xả áp, lượng khói cần hút…
  • Tiêu chuẩn chế tạo ống gió SMACNA. Tiêu chuẩn này cho biết kích thước ống gió, phụ kiện và cách kết nối ống gió…
  • Quy chuẩn QCVN 06:2010/BXD về an toàn về phòng cháy cho công trình và nhà. Trong quy chuẩn còn đề cập đến những nội dung liên quan ngăn chặn cháy lan trong hệ thống thông gió, những sự cố của HVAC.
  • Quy chuẩn QCVN 09 2013 BXD – Sử dụng năng lượng hiệu quả

Mỗi tài liệu này đều quy định cụ thể tiêu chuẩn và hạng mức cho phép cụ thể, INTECH Service dựa vào đó để thiết kế hệ thống HVAC phù hợp nhất.

Quy trình 6 bước tư vấn thiết kế hệ thống HVAC tại INTECH Service

Mỗi bản thiết kế hệ thống điều hòa thông gió HVAC được INTECH Service hình thành đều dựa trên việc khảo sát, phân tích kỹ lưỡng. 

6 buoc thiet ke he thong HVAC

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng

Đây là bước đầu tiên nhưng cũng không kém phần quan trọng. Ở bước này đòi hỏi sự tiếp nhận và trao đổi thông tin giữa nhà thiết kế thi công và khách hàng nhất quán. Nhà thầu cần nắm được chi tiết mong muốn, nhu cầu của khách hàng (tiến độ dự án, vật tư thiết bị muốn sử dụng), từ đó dần hình thành ý tưởng cho bản thiết kế. 

Tuy nhiên, trong quá trình này nhà thầu có thể đưa ra những gợi ý phù hợp với công trình, giúp đạt hiệu quả cao nhất

Bước 2: Khảo sát thực tế, thu thập dữ liệu thực tế

  • Tiến hành khảo sát mặt bằng phục vụ cho việc bố trí vị trí đặt thiết bị (dàn nóng, miệng gió, dàn lạnh…)
  • Có được nhìn nhận tổng quan về công trình sắp triển khai. Nhờ vậy có thể nắm được vị trí và cao độ các tầng. 
  • Phác thảo sơ bộ mặt cắt giúp hiểu thêm về mặt bằng và mặt đứng

Bước 3: Phân tích toàn bộ đặc điểm công trình

Phân tích đặc điểm công trình bao gồm: địa điểm xây dựng, công năng và kiến trúc của công trình.

  • Địa điểm xây dựng giúp bạn biết được thời tiết của công trình để đưa ra thông số về nhiệt độ, độ ẩm
  • Công năng của mỗi công trình lại khác nhau dựa trên các tiêu chuẩn tính toán kỹ lưỡng hệ thống điều hoà không khí (Tiêu chuẩn ASHRAE, TCVN 5687)

Bước 4: Thiết kế hệ thống HVAC theo tiêu chuẩn quy định

Như đã đề cập đến ở phần trước đó, hệ thống điều hòa không khí cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quy định. Điều này giúp đảm bảo độ an toàn, độ bền và đảm bảo sự vận hành ổn định sau này

Bước 5: Tính toán và lựa chọn thiết bị HVAC

Tính toán tải lạnh – một trong những bước quan trọng trong thiết kế hệ thống điều hòa thông gió. Nhờ vâỵ có thể lựa chọn thiết bị HVAC tối ưu nhất

Bước 6: Tính toán kỹ phần thông gió và điều hoà

Việc tính toán chi tiết, chính xác giúp lựa chọn được thiết bị phù hợp, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo tối ưu hiệu quả

Đối với phần điều hoà tính toán dựa trên ống nước ngưng, đường ống ga. Chi tiết đường hồi, đường cấp nước, các thiết bị được bố trí rõ ràng trên mặt bằng bản vẽ (đường ống nước, ống gió, tính toán thuỷ lực đường ống…)

Phần thông gió là bước cuối cùng giúp hoàn thiện hệ thống điều hòa thông gió. Các chi tiết cần quan tâm: thông gió tầng hầm, hệ thống cấp gió tươi, tăng áp cầu thang, phân phối gió lạnh, hút khói bếp…

Nên thuê hay tự thiết kế hệ thống HVAC?

Rất nhiều người quan tâm đến vấn đề này, trên thực tế việc thuê hay tự mình triển khai phụ thuộc rất nhiều đến nguồn lực của doanh nghiệp. Bạn hoàn toàn có thể tự lên ý tưởng, thiết kế và thi công hệ thống HVAC nếu có đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Ngược lại, nếu bạn không nắm rõ các vấn đề này cũng như yếu và thiếu kinh nghiệm, đi thuê được coi là giải pháp tối ưu.

Tuy nhiên, cần cân nhắc cẩn thận, kỹ lưỡng trước khi lựa chọn đơn vị thi công. Lưu ý đặt chất lượng, uy tín đơn vị triển khai lên trên yếu tố giá thành. Nghiên cứu, đánh giá kỹ giúp bạn lựa chọn được đơn vị phù hợp, đúng ý. 

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các đơn vị trong thiết kế hệ thống HVAC, phòng sạch… rất nhiều đơn vị cung cấp các giải pháp này ra đời. Bên cạnh những đơn vị uy tín vẫn còn những đơn vị lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết của khách hàng để trục lợi, hậu quả “tiền mất tật mang”.

Được coi là lựa chọn hàng đầu, bảo chứng cho chất lượng và uy tín, INTECH hân hạnh được phục vụ bạn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn, thiết kế và thi công hệ thống HVAC cho phòng sạch, nhà máy, GMP, thực phẩm, dược phẩm…

thiet ke profile 2

Tại INTECH mọi quy trình đều diễn ra khoa học, nhanh chóng. Ngay khi nhận được yêu cầu của khách hàng, ngay lập tức đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi sẽ liên hệ, trao đổi và hỗ trợ triển khai. Quy trình triển khai diễn ra minh bạch, rõ ràng giúp khách hàng có thể dễ dàng nắm bắt và theo dõi. INTECH Service luôn đưa ra cho khách hàng lời khuyên và phương án tối ưu nhất, đây là điều không phải đơn vị thiết kế nào cũng có thể làm được

Tại sao chọn INTECH Service?

LIÊN HỆ

Nếu bạn cần tư vấn thiết kế hệ thống HVAC hãy liên hệ với chúng tôi: