Phòng sạch sau một thời gian sử dụng không còn đảm bảo tiêu chuẩn quy định, thậm chí còn ở cấp độ ô nhiễm đáng cảnh báo. Tiến hành các hoạt động bảo trì bảo dưỡng là điều cần thiết nhằm đảm bảo đáp ứng chức năng của phòng sạch. Các thiết bị nào cần bảo trì bảo dưỡng phòng sạch, liệu bạn đã biết? Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây!
Bảo trì bảo dưỡng phòng sạch có bắt buộc?
Đây chắc chắn là thắc mắc của đa số người dùng. Hãy tự mình trả lời câu hỏi: lý do bạn xây dựng phòng sạch là gì? Bạn quan tâm, mong muốn phòng sạch sẽ mang lại lợi ích gì? Trả lời được những câu hỏi đó sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên. Hoạt động bảo trì bảo dưỡng giúp đảm bảo mọi thứ trong phòng sạch (thiết bị, không khí, dụng cụ…) sạch đúng tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, việc bảo dưỡng kịp thời giúp phát hiện và thay thế nhanh chóng khi thiết bị có dấu hiệu hư hỏng. Hệ quả của việc sử dụng thiết bị hết hạn, phòng sạch không đảm bảo: sức khỏe giảm sút, tăng khả năng trầm trọng bệnh ở bệnh nhân, kéo dài thời gian hồi phục, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm.
So với việc bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ cho việc thiết kế lại phòng sạch do không đáp ứng được các yêu cầu hiện tại. Chủ động bảo trì bảo dưỡng định kỳ giúp thiết bị hoạt động ổn định, trơn tru.
Không chỉ con người, máy móc cũng cần được bảo dưỡng định kỳ mới bền bỉ và đảm bảo hiệu suất. Quá trình bảo trì bảo dưỡng phòng sạch giúp đảm bảo các tiêu chuẩn ở bên trong luôn đạt mức cho phép, làm tăng tuổi thọ sử dụng của phòng.
Xem thêm: Điều hòa công nghiệp cho nhà xưởng
Dấu hiệu nhận biết thời điểm cần bảo dưỡng phòng sạch
Cách đơn giản và thường được các doanh nghiệp áp dụng: bảo dưỡng theo định kỳ. Việc ghi nhớ các mốc thời gian này giúp tránh lãng quên, đúng thời hạn. Ngoài ra, cần chủ động theo dõi, quan sát các chỉ số một cách thường xuyên. Thông qua sự thay đổi của các chỉ số cho biết thời điểm thích hợp để bảo dưỡng phòng sạch. Cần lưu ý một số chỉ số sau:
- Hàm lượng bụi: kiểm tra xem liệu hàm lượng bụi có ở mức cho phép
- Chênh lệch áp suất là bao nhiêu?
- Kiểm tra độ ổn định của không khí, bất kể sự bất thường nào của không khí dù là nhỏ nhất cũng cần phải tiến hành kiểm tra ngay lập tức. Sự bất thường này cho thấy sự không ổn định trong hoạt động của phòng sạch
- Hàm lượng bụi nhiều so với tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn đối với phòng sạch tại Việt Nam áp dụng theo tiêu chuẩn:
- TCVN: 14644 – ISO 1 – ISO 8, cấp độ sạch sẽ giảm dần
- GMP: A, B, C, D, cấp độ sạch giảm dần. Tiêu chuẩn này thường được áp dụng cho phòng sạch lĩnh vực thuốc, dược phẩm…
- Federal Standard 209: Class 1, 10, 100, 1.000, 10.000, 100.000 với cấp độ sạch giảm dần
Xem thêm: Dịch vụ tư vấn thiết kế lắp đặt hệ thống điều hòa công nghiệp
Các thiết bị cần bảo trì bảo dưỡng
Trên thực tế trong phòng sạch thường bao gồm những không gian phòng chuyên dụng khác, máy móc, thiết bị, dụng cụ… Khi tiến hành bảo trì bảo dưỡng phòng sạch, sẽ tiến hành với tất cả hay chỉ áp dụng với một số mục nhất định?
Bảo trì bảo dưỡng phòng sạch cần thực hiện với: tấm panel, hệ thống chiếu sáng, hệ thống lọc khí, hệ thống sàn… và một số hệ thống khác.
Để tránh việc bỏ sót, cần tiến hành liệt kê và rà soát lại toàn bộ những hạng mục cần bảo trì bảo dưỡng. Trong quá trình này cũng tiến hành phân chia hạng mục nào bảo dưỡng trước, sau theo thứ tự.
Quá trình bảo trì bảo dưỡng này bao gồm từ khâu lập kế hoạch, khảo sát, vệ sinh và thay mới (nếu cần), kiểm tra và bàn giao. Lưu ý, làm sạch không đúng cách đối với các phòng sạch có thể dẫn đến hiệu ứng ngược, phản tác dụng. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm và giảm chất lượng. Cần lựa chọn đúng thiết bị và nguyên liệu đóng vai trò quan trọng trong làm sạch
- Bề mặt bàn làm việc cần được làm sạch
- Làm sạch và xử lý rác và chất thải ngay khi kết thúc mỗi ca
- Tiến hành làm sạch: tủ khóa, khung, cánh cửa, bồn… ở các khu vực
Quy trình bảo trì bảo dưỡng phòng sạch
Như đã đề cập đến ở phần trên, việc bảo trì bảo dưỡng phòng sạch cần được lên kế hoạch chi tiết và bám sát vào đó. Bên cạnh đó, việc triển khai và thực hiện cần được tiến hành bởi nhân sự kinh nghiệm, năng lực, điều này giúp tránh được những rủi ro có thể có trong toàn bộ quá trình.
Bước 1: Bảo trì bảo dưỡng tấm panel, thông qua kiểm tra giúp đưa ra những đánh giá quan trọng về hiện trạng của tấm panel. Thay thế panel trong trường hợp tấm cũ bị cong vênh, nứt gãy
Bước 2: Kiểm tra và bảo dưỡng toàn bộ hệ thống chiếu sáng. Thay thế và sửa chữa nếu gặp trường hợp hoạt động không ổn định
Bước 3: Bảo trì bảo dưỡng hệ thống lọc khí, nếu tấm lọc HEPA gặp tình trạng xuống cấp cần sửa chữa và thay mới ngay
Bước 4: Bảo dưỡng hệ thống sàn. Ngoài việc làm sạch bề mặt sàn thường xuyên cần quan sát, nếu thấy tình trạng sàn bị chậm chạp hay chênh
Bước 5: Bảo dưỡng các hệ thống, thiết bị khác có trong phòng sạch. Bao gồm: vật dụng, hệ thống cấp thoát nước
Xem thêm: Các thiết bị cần bảo trì bảo dưỡng trong phòng sạch
Bước 6: Sau khi kiểm tra lại toàn bộ phòng sạch, không phát hiện bất thường. Tiến hành bàn giao và ghi lại những thông tin quan trọng, ghi chú thời gian cần bảo trì bảo dưỡng tiếp theo.
INTECH hy vọng những thông tin trên đây hữu ích với bạn đọc. Mọi thắc mắc, vấn đề liên quan đến phòng sạch, điều hoà… quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi – INTECH để được tư vấn và hỗ trợ.
Không chỉ bảo trì bảo dưỡng thiết bị phòng sạch, INTECH còn tư vấn triển khai thành công nhiều dự án phòng sạch lớn thuộc đa dạng lĩnh vực như: Điện tử bán dẫn, GMP, Bệnh viện, Y tế, Thực phẩm, Dược phẩm, Mỹ phẩm… Có thể kể đến như: Nhà máy Dược phẩm Viheco, Nhà máy dược Hà Tây, Nhà máy Dược phẩm Pharvina, Công ty CP Dược mỹ phẩm CVI, Nhà máy điện tử Eltech Vina, Nhà máy điện tử TechOn…
INTECH hân hạnh được đồng hành cùng doanh nghiệp đi đến thành công!