Phòng sạch trong lĩnh vực bệnh viện là một trong những hạng mục quan trọng, cần đặc biệt quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng con người. Phòng sạch bệnh viện như nào được coi là chất lượng? Những tiêu chuẩn nào cần tuân thủ trong xây dựng phòng sạch bệnh viện? Tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây!
Phòng sạch bệnh viện: khái niệm và khu vực cần áp dụng
Khái niệm phòng sạch bệnh viện
Phòng sạch bệnh viện hiu đơn giản là khu vực được kiểm soát các yếu tố: áp suất, độ ẩm, nhiệt độ, mật độ và kích thước hạt bụi… theo bộ tiêu chuẩn nhất định. Mục đích: tạo ra một không gian sạch, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình điều trị và chữa trị trong bệnh viện.
Khu vực cần áp dụng phòng sạch
Trong khuôn viên khu vực bệnh viện có rất nhiều phòng, chức năng tuy nhiên không phải tất cả đều phải áp dụng tiêu chuẩn phòng sạch. Thông thường nó sẽ chỉ áp dụng với một số khu vực đặc biệt như: Phòng mổ, phòng thí nghiệm, phòng tiểu phẫu, phòng hậu phẫu, khu vực bảo quản vô trùng… Ngoài ra còn có thể áp dụng cho các khu vực điều dưỡng: đơn vị chăm sóc đặc biệt: CCU, ICU… phòng dụng cụ sạch.
Xem thêm: Tiêu chuẩn phòng sạch cấp độ D
Bệnh viện cần tuân thủ tiêu chuẩn phòng sạch nào?
Ảnh hưởng của phòng sạch bệnh viện đến hoạt động điều trị
Đối với phòng sạch, môi trường không khí đóng vai trò quan trọng. Trường hợp không khí bị ô nhiễm có thể dẫn đến những mối nguy hại lớn ảnh hưởng đến người bệnh trong toàn bộ quá trình điều trị và phục hồi chức năng. Đồng thời còn tác động không nhỏ đến sức khoẻ của đội ngũ y bác sĩ, gia tăng tỷ lệ tử vong và kéo dài thời gian nằm viện của bệnh nhân.
Không đảm bảo tiêu chuẩn sạch theo quy định có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV). Nguyên nhân nhiễm khuẩn có thể do: thiết bị y tế không sạch, khâu rửa tay trước phẫu thuật của nhân viên y tế chưa đảm bảo vệ sinh, không khí không sạch…
Do vậy, tiêu chuẩn phòng sạch bệnh viện là bắt buộc hỗ trợ tốt cho quá trình phẫu thuật và điều trị.
Các tiêu chuẩn áp dụng phòng sạch bệnh viện
Cần nắm rõ bộ tiêu chuẩn áp dụng phòng sạch giúp bạn dễ dàng hiểu được quy định và triển khai bám sát, tiết kiệm thời gian, chi phí.
- Tiêu chuẩn TCVN 4088-1985: tiêu chuẩn khí hậu thường được dùng trong các bản thiết kế xây dựng
- Tiêu chuẩn TCVN 2622 -1995: đưa ra những quy định giúp phòng và chống cháy nổ cho các công trình/ tòa nhà
- Tiêu chuẩn TCVN 5687-1992: áp dụng tiêu chuẩn này giúp đưa ra các bản thiết kế thông gió, điều hoà không khí, hệ thống sưởi cho phòng sạch phù hợp
- HVAC Applications – tiêu chuẩn 1999
- Tiêu chuẩn ISO 14644-1
- HVAC Systems and Equipment: tiêu chuẩn 2000
Bên cạnh đó là một số tiêu chuẩn khác cũng được phòng sạch bệnh viện áp dụng như:
- Tiêu chuẩn German VDI 2083 1990
- Tiêu chuẩn Hospital HVAC Design
- Tiêu chuẩn EEC CGMP 1989
Xem thêm: Tiêu chuẩn phòng sạch class 1000 ISO 6
Cấp độ sạch cho từng khu vực trong bệnh viện
Mỗi một khu vực cấp độ sạch được quy định rất khác nhau. Cụ thể:
Phòng mổ: được coi là khu vực đặc biệt quan trọng, linh hồn của bệnh viện. Do vậy, khu vực này yêu cầu cực cao về độ sạch. Phòng mổ được đề xuất cấp độ sạch: ISO 5- ISO7, tương đương mức độ Class 10- Class 10.000
Khu vực vô trùng: khu vực có kiểm soát
Hành lang mổ: thông thường được thiết kế ở cấp độ sạch mức Class 100.000
Phòng tiểu phẫu: ngày nay hầu hết các phòng tiểu phẫu thường được xây dựng theo ISO 8 tương đương cấp độ sạch Class 100.000
Xem thêm: Tiêu chuẩn HACCP/ISO 22000
Một số lưu ý khi thiết kế phòng sạch bệnh viện
Trước khi bắt tay vào thiết kế phòng sạch cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng. Điều này giúp đảm bảo việc triển khai xây dựng diễn ra trơn tru, tiết kiệm và phù hợp quy định. Tốt nhất bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ của các đơn vị thiết kế phòng sạch bệnh viện chuyên nghiệp, năng lực và uy tín.
Bước khảo sát và đánh giá thực trạng điều kiện của bệnh viện không thể thiếu. Bởi lẽ phòng sạch cần trang bị các phòng phục vụ phụ tương ứng: phòng tắm, phòng đệm, phòng thay đồ (nam, nữ). Tính toán thêm cho việc xây dựng các lối đi dành riêng cho vật dụng, bụi bẩn, hệ thống nguồn nhiệt, phòng điều hoà sạch. Do vậy, trong quá trình thiết kế cần cân nhắc bố trí không gian và vị trí thích hợp. Tránh tình trạng bố trí không hợp lý dẫn đến diện tích các phòng không đủ, dẫn đến tình trạng lọc không sạch.
Đưa ra các thiết kế cấp độ sạch chi tiết, toàn diện:
Hệ thống lọc không khí
Yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong phòng sạch bệnh viện nhằm tránh các virus, vi khuẩn, mầm bệnh… có thể xuất hiện và gây hại cho con người. Tuỳ từng khu vực lại yêu cầu cấp độ sạch không khí nhất định, do vậy cần nắm bắt và thiết kế phù hợp.
Hệ thống chiếu sáng
Đối với lĩnh vực bệnh viện, khi thiết kế hệ thống chiếu sáng cần lựa chọn loại đèn phù hợp. Với những phòng sạch cấp độ cao, yêu cầu nhiều bộ lọc, loại đèn cũng cần tính toán kỹ. Tuân thủ quy định và nguyên tắc chiếu sáng, đảm bảo đủ ánh sáng trong suốt quá trình làm việc trong bệnh viện. Đối với khu vực phòng mổ, mức độ sáng được xác định trong khoảng 300 – 700 lux.
Nhiệt độ, độ ẩm
Bên cạnh yếu tố không khí, hệ thống chiếu sáng, độ ẩm và nhiệt độ cũng là những thông số cần quan tâm. Xác định chính xác 2 yếu tố này mang đến môi trường làm việc thoải mái, dễ chịu cho các cán bộ và nhân viên y tế. Thường nhiệt độ trong phòng sạch bệnh viện sẽ ở mức 23 độ và độ ẩm khoảng 50%
Ngoài ra, cũng cần lưu ý một số thiết bị cần thiết cho phòng sạch bệnh viện như: Pass Box, Air Shower, AHU, FFU… làm tốt các công tác thiết kế, xây dựng phòng sạch mang lại không gian khám chữa và điều trị bệnh an toàn cho người bệnh.
Với những thông tin trên đây hy vọng giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc của mình xung quanh phòng sạch và tiêu chuẩn phòng sạch. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi – INTECH để được tư vấn, hỗ trợ và giải đáp các vấn đề liên quan đến phòng sạch.