Quy trình bảo trì tủ điều khiển

Tủ điều khiển không còn quá xa lạ đối với các nhà máy, nhà xưởng sản xuất. Hệ thống tủ điều khiển hoạt động, quản lý toàn bộ thiết bị máy móc sản xuất, hệ thống điện của nhà máy. Chính vì vậy, để đảm bảo dây chuyền sản xuất được diễn ra trơn tru, không xảy ra lỗi cần có kế hoạch bảo trì và tuân thủ quy trình bảo trì.

Cùng INTECH Service tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Tại sao cần bảo trì tủ điện công nghiệp.

Tủ điều khiển hoạt động liên tục với rất nhiều thiết bị máy móc, giá trị cao. Việc bảo trì có kế hoạch và thường xuyên sẽ giúp hệ thống điện được hoạt động trơn tru, không gây ra lỗi phát sinh, kéo dài tuổi thọ. Việc thay thế và sửa chữa sẽ mất rất nhiều thời gian nếu quy trình bảo trì tủ điều khiển theo lối hỏng rồi sửa, lỗi rồi mới kiểm tra.

Các công việc cần khi bảo trì tủ điều khiển.

  • Xác định trình trạng thiết bị máy móc trong nhà máy bằng cách khảo sát và đo lường, cập nhật số liệu
  • Bảo dưỡng máy móc, thiết bị, phụ kiện theo kế hoạch
  • Sử dụng thay thế linh kiện, phụ kiện phù hợp cho thiết bị
  • Thực hiện tháo lắp bảo trì thiết bị máy móc

Xem thêm: Bảo trì điều hòa âm trần nối ông gió

tu dieu khien cong nghiep

2. Các lỗi xuất hiện trên tủ điều khiển

Nhà xưởng và nhà máy công nghiệp thường xảy các sự cố như :

  • Mất điện: nguồn điện không ổn định, điện áp quá thấp hoặc quá cao, bị chập điện, ..
  • Hệ thống điện bị nóng cháy, bị rò điện, động cơ điện bị kẹt chạy không ổn định,..
  • Hệ thống truyền động bị rung sóc quá mức: vòng bị bị hỏng, kết cấu cơ khí bị hỏng,..
  • Trạm biến áp quá tải gây sự cố, mất điện lưới;
  • Bộ điều khiển và cảm biến bị hỏng và còn rất nhiều sự cố khác
  • Khí cụ điện bị hỏng: khởi động từ, Rơle, cầu chì.

Xem thêm: Bảo trì điều hòa tủ đứng đặt sàn

tu dieu khien cong nghiep1.jpg.

3. Quy trình bảo trì tủ điện điều khiển.

INTECH Service chia sẻ đến bạn 5 bước bảo trì tủ điều khiển như sau:
  • Bước 1: Toàn bộ các đồng hồ đo lường của tủ điện cần kiểm tra thông số và tìm các lỗi bất thường, nếu phát hiện cần tìm nguyên nhân và cách khắc phục.
  • Bước 2: Hệ thống điện cần phải ngắt hoạt động, đảm bảo an toàn cho con người bằng cách thiết lập chế độ an toàn trước khi bảo dưỡng
  • Bước 3: Sử dụng khăn khô, máy hút bụi chuyên dụng để vệ sinh bên trong và ngoài tủ.
  • Bước 4: Toàn bộ ốc vít cần được kiểm tra về độ lỏng và gỉ sét, siết lại ốc vít và thay thế khi phát hiện thiếu sự an toàn.
  • Bước 5: Kiểm tra, rà soát lại tủ điện và đóng tủ điện lại cho cẩn thận

Xem thêm: Hướng dẫn bảo trì thông minh cho nhà máy sản xuất

Chu kỳ kiểm tra bảo trì bảo dưỡng tủ điều khiển là 4 – 6 tháng nếu môi trường vị trí đặt tủ điện khô ráo không bị ẩm ướt. Ưu tiên những vị trí không ẩm ướt, không nấm mốc, không có nguy cơ dột nước để đảm bảo sự an toàn và chức năng làm việc của tủ điện. Nếu môi trường vị trí đặt tủ điện không tốt thì cần phải thường cuyên bảo dưỡng tủ điện để phát hiện ngăn chặn những sự cố không đáng có.
quy trinh bao tri tu dieu khien

4. Các hạng mục bảo trì tủ điều khiển

Việc bảo trì diễn ra với mục đích tránh những hỏng hóc và hư hỏng đối với hệ thống điều khiển. Một lịch trình bảo trì tủ điều khiển cần kiểm tra các hạng mục sau:

  • Kiểm tra tính toàn vẹn của bảng điều khiển;
  • Kiểm tra các kết nối cơ khí của bảng điều khiển;
  • Kiểm tra trực quan các hư hỏng về cơ, nhiệt và điện bao gồm cả quá trình oxy hóa có thể xảy ra.
  • Kiểm tra nhiệt độ thông qua nhiệt kế;
  • Kiểm tra nhãn nhận dạng và tính khả dụng của sơ đồ điện;
  • Kiểm tra sự tương ứng giữa thiết bị và sơ đồ điện;
  • Kiểm tra hiệu chuẩn của các thiết bị bảo vệ theo tải được phát hiện;
  • Kiểm tra hiệu quả của các dụng cụ đo lường;
  • Kiểm tra tính toàn vẹn của cầu chì và của đèn báo hiệu (mạch phụ nói chung);
  • Kiểm tra sự làm việc cơ học của thiết bị;
  • Thử nghiệm chức năng của các thiết bị bảo vệ vi sai;
  • Kiểm tra chức năng của MT / BT (nếu có);
  • Kiểm tra chức năng của mạch an toàn;
  • Kiểm tra kết nối với lắp đặt đất và của các đầu dò bảo vệ
  • Kiểm tra mômen siết chặt của các phần tử bắt vít;
  • Kiểm tra bảng đầu cuối, kẹp và các kết nối;
  • Tổng vệ sinh bảng điều khiển và thiết bị tương đối.

Qua bài viết này, INTECH Service hi vọng có thể mang tới cho khách hàng thông tin thật hữu ích với quy trình bảo trì tủ điều khiển. Liên hệ ngay để được INTECH Serive hỗ trợ và kiểm tra hệ thống tủ điều khiển của doanh nghiệp bạn nhé.